5 lời nhắn gửi đến du khách Trước khi đến Bạch mã, bạn nên đặt trước các dịch vụ và đem theo áo ấm và giày đế thâp; Xe máy hoặc ô tô trên 16 chổ ngồi không được phép lên đỉnh Bạch Mã; Không nên mong đợi ở Bạch Mã có những khách sạn sang trọng, sàn nhảy, quán karaoke hay những món ăn, quà lưu niệm có nguồn gốc từ động vật rừng; Bạn có thể bị phạt tiền nếu xả rác, nhổ cây, bẻ cành hay vi phạm các quy định cấm khác khi ở Bạch Mã; Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn lưu ý các biển chỉ dẫn, nội quy tham quan và giúp chúng tôi thực hiện những điều đó (07.02.2021) *** 

Hội thảo xây dựng mạng lưới học liệu vùng để quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam

Ngày 20/12/2013 vừa qua đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án “Hội thảo xây dựng mạng lưới học liệu vùng để quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam” (RLCPAM Project) tại trường Đại học Nông Lâm Huế
;

 

Ngày 20/12/2013 vừa qua đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án “Hội thảo xây dựng mạng lưới học liệu vùng để quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam(RLCPAM Project) tại trường Đại học Nông Lâm Huế. Dự án là sự hợp tác thành công giữa trường Đại học Greifswald (CHLB Đức), trường Đại học Nông Lâm Huế và trường Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội, được tài trợ bởi Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD).

Các đại biểu tham dự hội thảo

Dự án RLCPAM được khởi động vào năm 2010, và đến nay sau 3 năm triển khai thực hiện đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Mục tiêu chính của dự án là thúc đẩy đào tạo và nâng cao năng lực cho nhiều đối tượng, trong đó Vườn quốc gia Bạch Mã và các khu bảo tồn lận cận là hiện trường và là đối tác quan trọng, đã có nhiều cán bộ tham gia trong các đợt tập huấn của dự án. Các cuộc hội thảo tập huấn kết hợp tham quan, nghiên cứu học tập được tổ chức đều tập trung vào các nội dung chính:

- Quản lý khu bảo tồn

- Du lịch và phát triển bền vững

- Quản lý khu bảo tồn với sự trợ giúp của Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý.

Dự án đã thành lập được 2 Trung tâm học liệu vùng nhằm thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý các khu bảo tồn tại trường đại học Nông lâm Huế và trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội. Đồng thời đã và đang hỗ trợ, trao đổi học tập 7 nghiên cứu sinh tiến sĩ tại CHLB Đức, trong đó gồm 1 cán bộ của VQG Bạch Mã.

                                                                                                  Lê Như Ngọc

                                                                                       Vườn quốc gia Bạch Mã