5 lời nhắn gửi đến du khách Trước khi đến Bạch mã, bạn nên đặt trước các dịch vụ và đem theo áo ấm và giày đế thâp; Xe máy hoặc ô tô trên 16 chổ ngồi không được phép lên đỉnh Bạch Mã; Không nên mong đợi ở Bạch Mã có những khách sạn sang trọng, sàn nhảy, quán karaoke hay những món ăn, quà lưu niệm có nguồn gốc từ động vật rừng; Bạn có thể bị phạt tiền nếu xả rác, nhổ cây, bẻ cành hay vi phạm các quy định cấm khác khi ở Bạch Mã; Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn lưu ý các biển chỉ dẫn, nội quy tham quan và giúp chúng tôi thực hiện những điều đó (07.02.2021) *** 

Hội thảo "Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa chính sách lâm nghiệp và thực tiến"

Sáng 23/11/2013 Câu lạc bộ Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo “Làm thế nào thu hẹp khoảng cách giữa chính sách lâm nghiệp và thực tiễn”
;

 

 

 

Sáng  23/11/2013 Câu lạc bộ Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo “Làm thế nào thu hẹp khoảng cách giữa chính sách lâm nghiệp và thực tiễn

Các đại biểu CLB Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế tham dự hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các báo cáo tham luận của các đơn vị như Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, UBND huyện Nam Đông và UBND huyện A lưới về tình hình thực trạng tại địa phương. Các đại biểu tập trung đưa ra các giải pháp làm thế nào để thực hiện hiệu quả chính sách “Hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp” theo thông tư 58/2009/TT –BNNPTNT ngày 09/9/2009 và chính sách “Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất” theo thông tư 23/2013/TT –BNNPTNT ngày 04/5/2013 của Bộ NNPTNT.

 Thực hiện thông tư số 58, hội thảo đã đánh giá thực trạng đất rừng, điều kiện tự nhiên ở một số vùng như A Lưới, Nam Đông và lập kế hoạch “chuyển đổi những lô rừng kinh tế hiệu quả không cao sang trồng cao su ở những nơi phù hợp quy hoạch”. Hội thảo cũng đề cập các vấn đề về giống, quy trình kĩ thuật  trồng và giải pháp làm thế nào để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra đối với loại cây này, góp phần đem lại tính kinh tế cao, lâu dài và bền vững.

Về kế hoạch thực hiện thông tư 23, hội thảo thống nhất với việc “cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt trên địa bàn để trồng rừng kinh tế”, tiến hành giao đất, giao rừng cho người dân nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất. Đồng thời, đưa ra một số biện pháp hỗ trợ về đầu vào (kinh phí mua giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc) và đầu ra cho người dân. Việc làm này không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn góp phần quản lý rừng tự nhiên bền vững. Hội thảo cũng chú trọng đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa các trường hợp lợi dụng Thông tư số 58/2009/TT –NNPTNT và Thông tư số 23/2013/TT –NNPTNT để phá rừng tự nhiên trái phép.

Trong hội thảo lần này, các đại biểu cũng rất đề cao và chú trọng bàn về phương án "chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng". Phương án này đã đượcThủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 02/2/2012. VQG Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam) cùng với VQG Xuân Thủy (tỉnh Nam Định) là hai VQG trong cả nước thực hiện phương án này. Trong đó "chia sẻ lợi ích" ở VQG Bạch Mã được áp dụng cho các lâm sản trên cạn. Vườn đã tiến hành khảo sát và chọn cộng đồng dân cư ở 7 thôn thuộc xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện Phương án. Theođó, người dân được phép khai thác một số lâm sản ngoài gỗ như mây, lợn rừng, măng, quả ươi, mật ong, ốc và được hưởng một số chính sách về “hỗ trợ sinh kế” như mô hình trồng chuối, chăn nuôi lợn, gà, dê, cá…Phương án này góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao nhận thức bảo tồn cho người dân, từ đó tiến tới tăng cường hợp tác quản lý bền vững tài nguyên rừng giữa Vườn quốc gia và cộng đồng địa phương. Chia sẻ lợi ích trong đồng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đang được Vườn quốc gia Bạch Mã thực hiện và có những bước phát triển khả quan ban đầu. Hy vọng trong tương lai, phương án này sẽ được nhân rộng hiệu quả ở nhiều vùng khác trong toàn quốc.

Phát biểu trong hội thảo, ông Trần Xuân Bình – Bí thư huyện ủy Nam Đông khẳng định “Công tác đầu tư phát triển cho lâm nghiệp là công tác đầu tư phát triển bền vững và lâu dài”. Cũng trong hội thảo này, ông “Nguyễn Hữu Lễ - Chủ tịch câu lạc bộ Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế đánh giá rất cao những ý kiến đóng góp mà các đại biểu đã đưa ra thảo luận, đồng thời nhấn mạnh “thu hẹp khoảng cách giữa chính sách lâm nghiệp và thực tiễn” là một việc làm cần thiết, quan trọng và xuyên suốt hiện nay.

 

Ông Nguyễn Hữu Lễ - Chủ tịch CLB Lâm nghiệp phát biểu ý kiến.

Hội thảo kết thúc, từ những giải pháp đã đưa ra, hy vọng các cơ quan chức năng liên quan sẽ nhanh chóng tiến tới thực hiện, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chính sách lâm nghiệp và thực tiến. Từ đó, từng bước đưa đời sống sản xuất của người dân đi lên, giúp họ nâng cao hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo, định cư sinh kế và nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng bền vững.

 Phan Hương

Vườn quốc gia Bạch Mã