6a9daad2 Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cần nhìn nghề rừng lạc quan hơn
5 lời nhắn gửi đến du khách Trước khi đến Bạch mã, bạn nên đặt trước các dịch vụ và đem theo áo ấm và giày đế thâp; Xe máy hoặc ô tô trên 16 chổ ngồi không được phép lên đỉnh Bạch Mã; Không nên mong đợi ở Bạch Mã có những khách sạn sang trọng, sàn nhảy, quán karaoke hay những món ăn, quà lưu niệm có nguồn gốc từ động vật rừng; Bạn có thể bị phạt tiền nếu xả rác, nhổ cây, bẻ cành hay vi phạm các quy định cấm khác khi ở Bạch Mã; Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn lưu ý các biển chỉ dẫn, nội quy tham quan và giúp chúng tôi thực hiện những điều đó (07.02.2021) *** 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cần nhìn nghề rừng lạc quan hơn

     Nghề rừng còn lắm khó khăn, thách thức nhưng không nên nhìn nhận theo hướng cực đoan, cốt lõi là tạo ra việc làm, sinh kế dưới tán rừng để làm động lực thúc đẩy.

     Bộ trưởng Lê Minh Hoan tặng quà động viên đồng bào ở huyện Con Cuông, những người mạnh dạn áp dụng mô hình du lịch sinh thái. Ảnh: Việt Khánh.

     Ngày 28/7, trong khuôn khổ chương trình Bảo tồn thiên nhiên và phát triển sinh kế vùng đệm, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã có buổi khảo sát thực tế tại miền Tây Nghệ An về những tiềm năng, lợi thế cùng những tồn tại, vướng mắc xoay quanh lĩnh vực lâm nghiệp, để từ đó hướng đến xây dựng những giải pháp mang tính căn cơ, bền vững hơn.

     Điểm đến của chuyến đi là Vườn Quốc gia Pù Mát, trái tim của Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây xứ Nghệ. Đây là nơi giàu trữ lượng rừng, có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, là cơ hội để người dân tạo dựng sinh kế dưới tán rừng rất lớn.

Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận và chia sẻ rất cởi mở với người dân địa phương. Ảnh: Việt Khánh.

     Liên quan đến chế độ của người giữ rừng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ, hiện Bộ NN-PTNT đang nghiên cứu, sửa một Nghị định theo hướng nâng lên. “Quan trọng nhất vẫn là cách nhìn nhận, cách tiếp cận, bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ rừng phải có phương án tạo ra nhiều việc làm, tạo sinh kế lâu dài dưới tán rừng nhằm từng bước cải thiện thu nhập cho người dân để phát triển bền vững”.

     Tuy nhiên do nhiều lực cản, đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, chung quy họ chưa thể dựa hẳn vào rừng. Ở khía cạnh khác, thu nhập của cán bộ lâm nghiệp, những người chuyên tâm giữ rừng còn thấp, cơ bản chưa đủ trang trải cuộc sống thường nhật, áp lực đè nặng khiến không ít trường hợp đã bỏ nghề.

     Bộ trưởng Lê Minh Hoan trực tiếp trò chuyện, tâm sự cùng những người làm du lịch cộng đồng tại Thác Kèm, và với lực lượng bảo vệ rừng tại trạm kiểm lâm địa phương để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chung.

Đoàn công tác ấn tượng với hoạt động tuyên truyền của Vườn Quốc gia Pù Mát. Ảnh: Việt Khánh.

     Khi các phóng viên đề cập đến những nút thắt của ngành lâm nghiệp, đặc biệt là chế độ, chính sách chưa tương xứng của người giữ rừng. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã có những chia sẻ cởi mở, thẳng thắn, đồng thời nhấn mạnh cần có cái nhìn lạc quan hơn về lĩnh vực lâm nghiệp, thay vì chỉ nghĩ đến những tồn tại, vướng mắc.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Truyền thông tác động không đúng cách sẽ gây nên tổn thương tinh thần rất lớn". Ảnh: Việt Khánh.

     “Mọi người nên tìm hiểu về “hiệu ứng cánh bướm”, một cánh bướm vỗ nhẹ ở Mexico nó có thể tạo thành một cơn bão ở Canada, tức là cái nhỏ tác động thành cái lớn. Chúng ta không nên cộng hưởng thái quá những điều khó khăn, nếu truyền thông tác động không đúng cách sẽ gây nên tổn thương tinh thần rất lớn.

     Đành rằng anh em kiểm lâm, người bảo vệ rừng không thể sống bằng không khí, thu nhập cũng quan trọng nhưng đó mới là điều kiện cần thôi. Tôi đã tiếp xúc với nhiều lao động nghề rừng, họ biết khó khăn, biết áp lực nhưng vẫn còn quyến luyến, còn yêu rừng lắm”.

Món quà tặng là chiếc tivi hết sức ý nghĩa của người đứng đầu ngành NN-PTNT dành cho những người ngày đêm chuyên tâm với nghề rừng. Ảnh: Việt Khánh.

  Việt Khánh