5 lời nhắn gửi đến du khách Trước khi đến Bạch mã, bạn nên đặt trước các dịch vụ và đem theo áo ấm và giày đế thâp; Xe máy hoặc ô tô trên 16 chổ ngồi không được phép lên đỉnh Bạch Mã; Không nên mong đợi ở Bạch Mã có những khách sạn sang trọng, sàn nhảy, quán karaoke hay những món ăn, quà lưu niệm có nguồn gốc từ động vật rừng; Bạn có thể bị phạt tiền nếu xả rác, nhổ cây, bẻ cành hay vi phạm các quy định cấm khác khi ở Bạch Mã; Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn lưu ý các biển chỉ dẫn, nội quy tham quan và giúp chúng tôi thực hiện những điều đó (07.02.2021) *** 

Hội nghị ký kết Quy chế phối hợp công tác quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh giữa Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế và Vườn Quốc gia Bạch Mã

     Tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất có rừng 850.726 ha, độ che phủ rừng bình quân 54,2%. Vùng giáp ranh giữa hai tỉnh thuộc địa bàn các huyện: Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam), Nam Đông, A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Đặc điểm chủ yếu của vùng giáp ranh là rừng tự nhiên lá rộng thường xanh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới đặc trưng, còn tương đối nguyên vẹn, địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở và xa khu hành chính. Tuy nhiên, thời gian qua công tác phối hợp, kết nối thông tin giữa các đơn vị, địa phương vùng giáp ranh chưa thường xuyên, hoạt động phối hợp còn riêng lẻ, lực lượng chưa đủ mạnh để trấn áp tội phạm.

     Được sự nhất trí của Tổng cục Lâm nghiệp, UBND hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, ngày 7/3/2018, tại văn phòng Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế và Vườn Quốc Gia Bạch Mã tổ chức Hội nghị ký kết quy chế phối hợp công tác quản lý bảo vệ rừng vùng giáp ranh  giữa hai tỉnh.

     Đến tham dự và chỉ đạo Hội nghị:

     Về phía tỉnh Quảng Nam có ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam; ông Phan Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam. Cùng với các đồng chí lãnh đạo, đại diện các phòng chuyên môn của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và chi cục kiểm lâm tỉnh.

     Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Võ Văn Dự, Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế. Cùng với các đồng chí lãnh đạo, đại diện các phòng chuyên môn của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và chi cục kiểm lâm tỉnh

     Về phía Vườn Quốc Gia Bạch Mã có ông  Đoàn Hoài Nam, Giám đốc Vườn Quốc Gia Bạch Mã. Cùng các đồng chí trong Ban lãnh đạo, trưởng phó các phòng ban chuyên môn của Vườn.

     Về phía Kiểm lâm vùng có ông Lê Duy Hượng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng 2.

     Tới tham dự Hội nghị còn có  các đồng chí lãnh đạo, đại diện UBND hai huyện Nam Đông, A Lưới cùng với các đơn vị Hạt Kiểm lâm, Công an và phòng Tài nguyên môi trường các huyện; Ban quản lý Khu bảo tồn Sao La TT-Huế, các phóng viên đài truyền hình VTV8 và TRT đến đưa tin Hội nghị.

     Mục đích của Quy chế để nâng cao kết quả phối hợp giữa các đơn vị ký kết nhằm kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực  quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và phát triển rừng, quản lý lâm sản vùng ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

Các bên tham gia đã cùng nhau ký Quy chế phối hợp dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế

     Nội dung chính của Quy chế là phối hợp trong công tác trao đổi thông tin; trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; trong công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và xử lý vi phạm; trong công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

     Ngoài ra, Quy chế phối hợp cũng nêu rõ đối với đơn vị cấp xã. kiểm lâm phụ trách địa bàn giúp UBND xã vùng giáp ranh hàng quý thông tin kịp thời cho nhau về tình hình quản lý bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Định kỳ 6 tháng đến 1 năm đối với đơn vị cấp huyện và hai năm đối với đơn vị cấp tỉnh luân phiên tổ chức sơ kết  giữa các đơn vị, hoặc giao ban đột xuất tùy theo tình hình thực tế trên địa bàn nhằm đánh giá kết quả ưu, khuyết điểm trong công tác phối hợp, những khó khăn, vướng mắc để từ đó có biện pháp khắc phục cho hoạt động phối hợp có hiệu quả tốt hơn. Sau khi thảo luận, các bên đã thống nhất ký vào nội dung của Quy chế  phối hợp và sẽ cùng nhau thực hiện theo những nội dung đã ký kết.

     Hy vọng sau một thời gian thực hiện Quy chế phối hợp, rừng ở vùng giáo ranh của hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế được bảo vệ tốt hơn, tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản và săn bắt động vật hoang dã trên địa bàn vùng giáp ranh  sẽ giảm đáng kể và rừng mãi mãi xanh tươi.

                                                                         Kiều Ninh – Minh Tâm