6a9daad2 Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Thị của làng Cương Gián Đông, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là Cây Di sản Việt Nam
5 lời nhắn gửi đến du khách Trước khi đến Bạch mã, bạn nên đặt trước các dịch vụ và đem theo áo ấm và giày đế thâp; Xe máy hoặc ô tô trên 16 chổ ngồi không được phép lên đỉnh Bạch Mã; Không nên mong đợi ở Bạch Mã có những khách sạn sang trọng, sàn nhảy, quán karaoke hay những món ăn, quà lưu niệm có nguồn gốc từ động vật rừng; Bạn có thể bị phạt tiền nếu xả rác, nhổ cây, bẻ cành hay vi phạm các quy định cấm khác khi ở Bạch Mã; Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn lưu ý các biển chỉ dẫn, nội quy tham quan và giúp chúng tôi thực hiện những điều đó (07.02.2021) *** 

Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Thị của làng Cương Gián Đông, xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là Cây Di sản Việt Nam

      Ngày 29/10/2016, Được sự đồng ý của Thường vụ Đảng ủy, UBND xã Quảng Công và Chi bộ, ban điều hành Thôn I. làng Cương Gián Đông xã Quảng Công long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Thị là Cây Di sản Việt Nam.

      Tới dự Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Thị là Cây Di sản Việt Nam có ông Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc Vườn quốc gia Bạch Mã, Ủy viên BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; thầy giáo ưu tú Đỗ Xuân Cẩm, thành viên Ban kỹ thuật Cây Di sản Việt Nam; Đại diện các ban nghành của huyện Quảng Điền, UBND xã Quảng Công; các bác trong Ban trị sự làng và cùng toàn thể bà con nhân dân làng Cương Gián Đông.

TS. Huỳnh Văn Kéo, giám đốc VQG Bạch Mã, Ủy viên BCH Hội Bảo vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam

trao Bằng công nhận Cây Thị  là Cây Di sản cho làng Cương Gián Đông, xã Quảng Công

      Cây Thị gắn liền với quá trình lịch sử xây dựng Đình làng Cương Gián Đông, đánh dấu mốc thời gian xây dựng đình làng bắt đầu từ những năm 1700. Tồn tại trên 300 năm. trải qua bao nhiêu biến thiên của thời gian cũng như sự biến động của lịch sử, cây Thị vẫn đứng sừng sững uy nghi, trước phong ba bão táp và tồn tại cho đến bây giờ với những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh.

Ông Hồ Dung, trưởng làng Cương Gián Đông bên Cây Di sản

      Để giữ gìn và chăm sóc, bảo vệ cây Thị có hiệu quả, Phòng Văn hóa thông tin huyện Quảng Điền và UBND xã Quảng Công cùng bà con nhân dân làng Cương Gián Đông đã quan tâm, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiến hành lập hồ sơ đề nghị Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

        Ngày 20/10/2016, Quyết định số 488/QĐ-HMTg của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận Cây Thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour của làng Cương Gián Đông là cây Di Sản. Đây là niềm vui mừng và vinh dự cho bà con nhân dân làng Cương Gián Đông cùng với cán bộ và nhân dân xã Quảng Công nói riêng và huyện Quảng Điền nói chung.

TS. Huỳnh Văn Kéo và nhà giáo Ưu tú Đỗ Xuân Cẩm

cắt  băng khánh thành tượng đài Cây Di sản

       Sự kiện vinh danh Cây Thị cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam đã thể hiện sự trân trọng và biết ơn đối với các bậc tiền nhân; đồng thời cũng khơi dậy sức mạnh của cộng đồng, cùng gìn giữ lâu dài những di sản vô giá này cho đời sau, nhằm bảo tồn nguồn gen tiêu biểu của Việt Nam, giới thiệu sự phong phú và đa dạng của hệ thực vật Việt Nam tới các nhà khoa học, với bạn bè thế giới, ngoài ra còn nhằm quảng bá cho du lịch và giới thiệu truyền thống lịch sử cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

                                                                                                                                       Phan Kiều Ninh - Phan Hương