5 lời nhắn gửi đến du khách Trước khi đến Bạch mã, bạn nên đặt trước các dịch vụ và đem theo áo ấm và giày đế thâp; Xe máy hoặc ô tô trên 16 chổ ngồi không được phép lên đỉnh Bạch Mã; Không nên mong đợi ở Bạch Mã có những khách sạn sang trọng, sàn nhảy, quán karaoke hay những món ăn, quà lưu niệm có nguồn gốc từ động vật rừng; Bạn có thể bị phạt tiền nếu xả rác, nhổ cây, bẻ cành hay vi phạm các quy định cấm khác khi ở Bạch Mã; Chúng tôi rất biết ơn nếu bạn lưu ý các biển chỉ dẫn, nội quy tham quan và giúp chúng tôi thực hiện những điều đó (07.02.2021) *** 

Chức năng và nhiệm vụ

Vườn quốc gia Bạch Mã là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan, nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái thuộc phạm vi được giao quản lý và theo qui định của pháp luật.

 I. Vị trí và chức năng

       Vườn quốc gia Bạch Mã là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, có chức năng quản lý bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng; bảo tồn, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hoá, cảnh quan; nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái thuộc phạm vi được giao quản lý và quy định của pháp luật.

     Vườn quốc gia Bạch Mã (sau đây viết tắt là Vườn) có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.    

     Trụ sở của Vườn đặt tại thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng, trình Tổng cục trưởng chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm; đề án, dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của Vườn.

2. Quản lý bảo vệ, phát triểnrừng:

a) Trình Tổng cục trưởng, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng; điều chỉnh khu rừng đặc dụng; phát triển rừng bền vững thuộc phạm vi quản lý của Vườn;

b) Thực hiện bảo vệ hệ sinh thái rừng; phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học hiện có; ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, môi trường, cảnh quan;

c) Tổ chức các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đệm theo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững.

3. Bảo tồn các hệ sinh thái rừng, cứu hộ, phát triển sinh vật, phục hồi tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên

a) Bảo tồn các hệ sinh thái rừng; phòng trừ bệnh dịch và sinh vật ngoại lai xâm hại; phục hồi, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn các loài động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm và các loài có nguy cơ tuyệt chủng;

b) Quản lý, bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên trong Vườn;

c) Phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật;

d) Tiếp nhận, cứu hộ các loài bản địa hoặc các loài phù hợp với sinh cảnh tự nhiên của Vườn hoặc các loài phục vụ nghiên cứu khoa học;

đ) Nuôi cứu hộ, nhân nuôi bán hoang dã nhằm tái thả sinh vật về môi trường tự nhiên và phục vụ nghiên cứu khoa học; 

e) Lưu trữ, bảo tồn nguồn gen các loài nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ quyệt chủng.

f) Duy trì giống gốc, cung cấp nguồn giống cho phát triển gây nuôi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Nghiên cứu khoa học

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học; tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Nghiên cứu khoa học về bảo vệ, bảo tồn và phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, nguy cấp;

c) Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập tại Vườn; cung ứng giống cây rừng, động vật rừng từ hoạt động nghiên cứu khoa học của Vườn theo quy định;

d) Thu thập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gien các loài động, thực vật rừng hoang dã;

đ) Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

e) Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao các mô hình: lâm nghiệp trang trại, mô hình lâm, nông, ngư kết hợp; mô hình làng du lịch.

5. Dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái và giáo dục cộng đồng

a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, chương trình, dự án phát triển dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái thuộc phạm vi quản lý của Vườn và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Tổ chức  thực hiện chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng; các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái theo quy định;

c) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, môi trường rừng, đa dạng sinh học và phát triển bền vững rừng đặc dụng cho khách du lịch và cộng đồng dân cư sống quanh Vườn;

6. Hợp tác liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện công tác thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu về rừng đặc dụng; chế độ báo cáo Tổng cục về kết quả nhiệm vụ được giao.

8. Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc lĩnh vực được giao.

9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng viên chức và người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng.

10. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao; tổ chức quản lý việc thu và sử dụng nguồn thu thuộc phạm vi quản lý của Vườn theo quy định của Pháp luật

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.