Trong Vườn quốc gia không có dân cư sinh sống. Ở vùng đệm bao quanh Vườn có 4 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Ka tu, Vân Kiều và dân tộc Mường. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm đại đa số. Các dân tộc khác chỉ chiếm 19%. Họ sống tập trung thành từng bản xen kẽ với dân tộc Kinh, có sự lai hoá và hoà nhập giữa các dân tộc với nhau. Vì vậy những phong tục tập quán bản sắc riêng của từng dân tộc không có sự khác biệt nhiều so với dân tộc Kinh. Tập quán canh tác của tất cả các xã trong vùng chủ yếu là làm lúa nước và chăn nuôi, trồng cây lâm nghiệp,…một số vùng dân cư như thị trấn Phú Lộc, Lộc Điền, Lộc Trì (huyện Phú Lộc); thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông), là những khu vực trung tâm cho nên có nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, bên cạnh việc sản xuất nông lâm nghiệp, các ngành như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... phát triển mạnh, đời sống nhân dân có phần cao hơn.
Nhìn chung dân cư trong vùng đã định canh định cư ổn định, tuy nhiên với đặc điểm địa hình chia cắt phức tạp, mật độ dân cư phân bố không đồng đều, dẫn đến việc quy hoạch định canh định cư gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi như: Thượng Long (Nam Đông); Tà Lu, A Ting, Xã Tư (Đông Giang)...
Vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 58.676 ha, trải dài trên 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, gồm 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông và Đông Giang, 15 xã, thị trấn gồm có 109 thôn.
Hiện nay việc du canh du cư của một số thôn bản miền núi không còn, nhưng vẫn còn hiện tượng một số hộ đói nghèo, sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng với săn bắt thú rừng và khai thác lâm sản trái phép là nguồn thu chủ yếu